clock
Đang Tải...

OCOP hội nhập và phát triển

6 chỉ đạo trọng tâm của Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng tại Hội nghị ngành Công thương khu vực phía Nam 2023

07-10-2023
Lượt xem: 518

HGTV – Ngày 6/10, tại Hậu Giang, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức “Hội nghị ngành Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực Phía Nam lần thứ IX, năm 2023”. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì hội nghị.

Trong 8 tháng đầu năm 2023, sản xuất công nghiệp khu vực phía Nam tăng so với cùng kỳ nhưng một số tỉnh, thành phố lại có tốc độ tăng trưởng thấp so với tiềm năng phát triển công nghiệp của khu vực.  Dự báo khả năng đạt được các chỉ tiêu của Chính phủ giao năm 2023 là rất khó khăn.

Để góp phần quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch năm 2023 và giai đoạn 5 năm 2021-2025, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chung của toàn ngành Công Thương; ngoài các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong báo cáo, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đề nghị các lãnh đạo UBND các tỉnh/ thành phố, đặc biệt là các Sở Công Thương quan tâm triển khai một số nội dung như sau:

 

Hội nghị ngành công thương phía Nam

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị ngành Công thương các tinh, thành phố khu vực phía Nam năm 2023

Một là, tiếp tục tập trung đẩy mạnh triển kh ai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 01 của Chính phủ.

Các địa phương khẩn trương chỉ đạo hoàn thiện Quy hoạch tỉnh/ thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 làm cơ sở xây dựng Chiến lược, Chương trình hành động và các Đề án phát triển công nghiệp, thương mại trên địa bàn giai đoạn đến năm 2030; Tiếp tục cập nhật để rà soát các nội dung phát triển công nghiệp, thương mại, năng lượng để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh, phù hợp với quy hoạch quốc gia, Quy hoạch vùng, Quy hoạch ngành. Bố trí nguồn lực phù hợp để tổ chức triển khai hiệu quả sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp và thương mại của địa phương.

Hai là, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn trong tình hình mới.

Tiếp tục tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết, Kế hoạch, Chương trình hành động của Trung ương và địa phương đã ban hành.

Tập trung thúc đẩy có trọng tâm, trọng điểm 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng), tiếp tục vực dậy lĩnh vực công nghiệp, trong đó tập trung cho lĩnh vực chế biến, chế tạo, tháo gỡ khó khăn thị trường, khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng.

Đẩy mạnh công tác rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi để duy trì và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Ba là, tăng cường phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các đơn vị có liên quan đẩy nhanh các công trình, dự án trọng điểm của quốc gia, của địa phương, đảm bảo chất lượng và tiến độ quy định.

Rà soát tồn đọng ở các dự án công nghiệp lớn có vai trò quan trọng, tháo gỡ khó khăn để sớm đi vào vận hành dự án. Đồng thời, bám sát tiến độ, tháo gỡ khó khăn để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện, dầu khí, than, công nghiệp chế biến, chế tạo, khoáng sản… nhằm gia tăng năng lực sản xuất mới. Triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng, triển khai hiệu quả Quy hoạch điện VIII; bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.

– Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Khẩn trương triển khai đảm bảo tiến độ các Dự án như : Chuỗi dự án điện – khí Lô B – Ô Môn Cần Thơ; Nhà máy Nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu; Nhà máy Nhiệt điện khí LNG Long An, Nhà máy Nhiệt điện BOT Sông Hậu 2; Trung tâm năng lượng tái tạo, năng lượng sạch vùng đồng bằng sông Cửu Long; Trung tâm liên kết, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long…

– Vùng Đông Nam Bộ: Tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu dẫn dắt của cả nước về phát triển công nghiệp, thương mại. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kết nối của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với những chính sách, cơ chế đặc thù của nhà nước cần quan tâm, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ xanh, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến chế tạo. Nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp để phát triển bền vững, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh. Quan tâm thúc đẩy phát triển hạ tầng  Logistics, đẩy mạnh liên kết vùng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo hướng chuyển dịch đến các công đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị phù hợp với lợi thế so sánh của vùng Đông Nam Bộ, phát triển  trở thành Trung tâm Logistics hàng không lớn của khu vực và thế giới khi kết nối Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất với sân bay Long Thành trong thời gian tới.

Bốn là, tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác và phát triển thị trường trong nước.

Thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng Nhà nước quản lý. Theo dõi sát diễn biến cung cầu, dự báo sớm tình hình thị trường các mặt hàng thiết yếu, nhất là mặt hàng xăng, dầu; có giải pháp không để đứt gãy nguồn cung, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước, nhất là thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán. Đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu và xúc tiến thương mại thị trường trong nước; tăng cường áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa thông qua khuyến khích các hệ thống phân phối hiện đại tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển mạnh thương mại điện tử; Tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, Đề án về phát triển thị trường trong nước… Phối hợp kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu để tạo điều kiện cho hàng Việt phát triển tại thị trường nội địa.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là xuất khẩu chính ngạch gắn với tái cơ cấu ngành hàng và xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam

Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA, nhất là các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu, thông qua tăng cường phổ biến hướng dẫn áp dụng quy tắc xuất xứ, cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi để khai thác các cơ hội từ các Hiệp định.

Mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam thông qua công tác xúc tiến thương mại, công tác Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài; Tổ chức kết nối giao thương giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, nhất là doanh nghiệp lớn toàn cầu, tham gia vào hệ thống phân phối ở nước ngoài.

Tập trung xây dựng phát triển thương hiệu đối với các mặt hàng có thế mạnh của địa phương, hướng đến xây dựng thương hiệu quốc gia, phối hợp với các Bộ, ngành xử lý tốt vấn đề về truy xuất nguồn gốc bảo đảm chất lượng hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu của các nước. Tuân thủ hướng dẫn của các Bộ, ngành triển khai thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch có lộ trình khi được Chính phủ thông qua. Đối với một số tỉnh có biên giới với Campuchia cần quan tâm hướng dẫn các doanh nghiệp về các hoạt động thương mại biên giới.

Sáu là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; chủ động phối hợp xử lý công việc gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống./.

 

TIN LIÊN QUAN

Tin tức Hậu Giang

26-12-2024 - Lượt xem: 5

5 đột phá y khoa thế giới năm 2024

Tin tức Hậu Giang

26-12-2024 - Lượt xem: 40

Xuân yêu thương bắt đầu hành trình năm thứ 9

Tin tức Hậu Giang

26-12-2024 - Lượt xem: 4956

Hướng dẫn cách kiểm tra Facebook đã xác thực số điện thoại

Tin tức Hậu Giang

25-12-2024 - Lượt xem: 2387

Cách xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại hoặc thẻ căn cước

The Gioi Chuyen Dong
Nông nghiệp sinh thái
HOA LÚA
VÌ NGƯỜI TIÊU DÙNG
phim việt thời vang bóng
Nhịp sống ngày mới