09-07-2025 - Lượt xem: 133
Thời sự
Để đảm bảo hoàn thành dự án vào cuối năm 2025 , nhu cầu sử dụng cát đắp nền đường cho dự án thành phần đoạn Cần Thơ – Hậu Giang và đoạn Hậu Giang – Cà Mau khoảng 18,5 triệu m3 và phải tập trung thi công trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024.
UBND tỉnh Vĩnh Long ưu tiên bố trí cho dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 qua miền Tây khoảng 5 triệu m3 cát, trong đó năm 2023 khoảng 3 triệu m3 và năm 2024 khoảng 2 triệu m3 từ các mỏ trên địa bàn.
UBND tỉnh Đồng Tháp ưu tiên bố trí cho dự án khoảng 7 triệu m3 cát, trong đó năm 2023 khoảng 4,2 triệu m3 và năm 2024 khoảng 2,8 triệu m3từ các mỏ trên địa bàn.
UBND tỉnh An Giang ưu tiên bố trí cho dự án khoảng 7 triệu m3 cát, trong đó năm 2023 khoảng 4,2 triệu m3 và năm 2024 khoảng 2,8 triệu m3từ các mỏ trên địa bàn.
Tổng nhu cầu cát đắp nền đường cao tốc đoạn Cần Thơ đến Cà Mau là khoảng 18,5 triệu m3phải thi công trong 18 tháng để chờ lún. Hiện mới có tỉnh An Giang dự kiến cung cấp khoảng 1,1 triệu m3 cát từ nguồn tăng 50% công suất các mỏ đang khai thác.
Dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 qua miền Tây khởi công ngày 1-1-2023, chia thành 2 dự án thành phần.
Đoạn Cần Thơ – Hậu Giang: có 37,7km tuyến chính và 9,3km tuyến nối, tổng mức đầu tư 10.370 tỉ đồng.
Đoạn Hậu Giang – Cà Mau: có 73,223km tuyến chính và 16,6km tuyến nối đi qua Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau, tổng mức đầu tư 17.152 tỉ đồng.
Giai đoạn đầu, hai đoạn cao tốc trên được đầu tư quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m. Toàn tuyến bố trí 11 nút giao liên thông (giai đoạn phân kỳ xây dựng 9 nút giao), 8 cầu vượt trực thông.
Toàn bộ dự án sẽ phấn đấu hoàn thành 35% giá trị hợp đồng trong năm 2023, cơ bản nối thông tuyến vào cuối năm 2025, khai thác từ năm 2026.
Tổng nhu cầu cát đắp nền đường cao tốc đoạn Cần Thơ đến Cà Mau là khoảng 18,5 triệu m3 (phải thi công trong khoảng thời gian 18 tháng để chờ lún). Hiện mới có tỉnh An Giang dự kiến cung cấp khoảng 1,1 triệu m3 cát từ nguồn tăng 50% công suất các mỏ đang khai thác./.