clock
Đang Tải...

Festival Áo bà ba Hậu Giang 2023

Chuyện về chiếc Áo Bà Ba

20-09-2023
Lượt xem: 135

HGTV –  Từ ngày 29/9 – 1/10/2023, Hậu Giang tổ chức tổ chức Festival Áo Bà Ba với mong muốn góp phần bảo tồn và tôn vinh giá trị loại trang phục truyền thống tạo nên hồn cốt dân tộc. Với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc Áo Bà Ba mãi là một thương hiệu rất riêng, tô thêm nét đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam. Tình yêu dành cho chiếc áo này là không có giới hạn.

Tham gia buổi nói chuyện áo bà ba xưa và nay nằm trong chuỗi hoạt động Festival áo Bà Ba – Hậu Giang 2023 và mặc trên mình trang phục truyền thống Nam bộ giúp nhà văn Xuân Phượng tìm về những ký ức thật đẹp thời thiếu nữ. Năm 1946, theo lời kêu gọi toàn Quốc kháng chiến của Bác Hồ, nhà văn khoác lên mình chiếc Áo Bà Ba để lên đường tham gia kháng chiến.

Nhà văn Xuân Phượng

Nhà văn Xuân Phượng chia sẻ về những kỷ niệm gắn bó với chiếc Áo Bà Ba trong buổi tọa đàm Áo Bà Ba xưa và nay, diễn ra vào ngày 16/9 tại nhà hát Trung tâm kỹ thuật Đài PT&TH tỉnh Hậu Giang

“Ở Huế đầu thế kỷ 20, không cho phép người con gái bước ra ngoài mà không mặc áo dài. Cho nên Áo Bà Ba nó có ý nghĩa đối với chúng tôi đó là tạm giác lại quá khứ, một quá khứ không hề biết gì đến khói lửa chiến tranh để bước vào cuộc kháng chiến đầy tự hào” Nhà văn Xuân Phượng chia sẻ.

Chiếc áo Bà Ba gắn bó với người dân Nam bộ từ thời mở đất, lao động, sản xuất và đi vào cuộc kháng chiến đẹp. Chiếc áo này còn giúp bao người phụ nữ như nhà văn Xuân Phượng bước qua được những định kiến nam – nữ của thời Phong Kiến. Giúp người phụ nữ hòa nhập cùng cả nước trong công cuộc kháng chiến, xây dựng Tổ quốc sau này.

Đạo diễn Xuân Phượng vẫn hạnh phúc 'Gánh gánh... gồng gồng...' ở tuổi 93

Nhà văn Xuân Phượng còn được biết đến với vai trò là đạo diễn, là tác giả của hai cuốn hồi ký mang tên “Áo dài” và “Gánh gánh gồng gồng”. “Áo dài” được viết bằng tiếng Pháp và đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ, còn “Gánh gánh gồng gồng” vinh dự nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 2020.

Nhà văn Xuân Phượng tâm sự: “Khi mà chúng tôi vào trong chiến khu thì cái Áo Bà Ba nó giúp cho chúng tôi rất nhiều, gọn nhẹ, núp trong bụi cây, máy bay Pháp, máy bay Mỹ nhìn vào cũng không thể thấy được. Người phụ nữ khi từ bỏ áo dài, mặc áo bà ba đi kháng chiến, người phụ nữ ấy đã tự giải thoát được số phận của mình”.

Nghệ sĩ nhân dân Trà Giang là học sinh miền Nam theo gia đình tập kết ra miền Bắc. Khi còn trên ghế nhà trường, bà yêu quý và tự học may chiếc áo của quê hương Nam bộ.

“Lúc bấy giờ ở Hà Nội thì không có tiệm may Áo Bà ba và vải vóc cũng rất hiếm hoi. Mình mới mượn áo của mẹ về rồi tháo ra, đặt trên tờ báo rồi cắt theo hình của áo bà ba và tự tay may. May khó nhất là cổ áo, tới bây giờ tôi vẫn nhớ cảm giác vào cái cổ rồi tháo đi tháo lại nhiều lần thì mới may được cổ áo. Sau đó may được cái áo bà ba thì tôi sung sướng lắm” Nghệ sĩ nhân dân Trà Giang cho biết.

 Chiếc Áo Bà Bà gắn liền với Nghệ sĩ nhân dân Trà Giang (áo bà ba đỏ, bìa phải) từ trong cuộc sống đời thường đến trong diễn xuất và những sự kiện lớn

Được chọn vào vai Chị Tư Hậu trong bộ phim cùng tên, nghệ sĩ nhân dân Trà Giang rất hạnh phúc khi trang phục chính của phim cũng là chiếc áo Bà Ba Nam Bộ. Có lẽ tình yêu lớn với chiếc áo truyền thống quê hương góp phần giúp nữ nghệ sĩ hòa vào vai Diễn để làm nên những bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam.

NSND Trà Giang: "Tôi đã trưởng thành rất nhiều qua phim Chị Tư Hậu" | VTV.VN

NSND Trà Giang vào vai chị tư Hậu trong bộ phim cùng tên khi mới 20 tuổi

Hình ảnh NSND Trà Giang với chiếc Áo Bà Ba khi hóa thân thành chị Tư Hậu có lẽ là minh họa rõ nét nhất cho vẻ đẹp trường tồn của chiếc Áo Bà Ba.

NSND Trà Giang chia sẻ “Kỷ niệm 40 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị cũng nhớ đến bộ phim Vĩ Tuyến 17 ngày và đêm, mời các diễn viên về thăm lại những nơi từng diễn xuất. Tôi lại mặc Áo Bà Ba để thăm cầu Hiền Lương, đặc biệt là thăm nghĩa trang liệt sĩ. Áo Bà Ba luôn luôn theo tôi, không những trong những vai diễn mà còn đi theo tôi khi tưởng nhớ đến những anh hùng liệt sĩ năm xưa. Trà Giang rất là xúc động khi nghĩ đến chiếc Áo Bà Ba”. 

Chiếc áo bà ba gắn liền với văn hóa Nam bộ - Ảnh 1.

Chiếc áo bà ba gắn liền với đời sống và văn hóa vùng đất Nam bộ

Xuất hiện ở Nam bộ tới nay hơn 3 thế kỷ, vượt cả không gian, thời gian, chiếc Áo Bà Ba mộc mạc trở thành nét văn hóa, tự hào và được yêu mến của người dân ở cả hai miền Nam – Bắc và nét đẹp truyền thống đó sẽ mãi trường tồn theo năm tháng./.

TIN LIÊN QUAN

Tin tức Hậu Giang

29-10-2024 - Lượt xem: 878

Thông báo tuyển dụng lao động đi làm việc tại Nhật Bản

Dự báo thời tiết

28-10-2024 - Lượt xem: 425

Thời tiết hôm nay 28/10: Mưa lớn do ảnh hưởng từ bão Trà Mi, cảnh báo nguy cơ lũ và sạt lở ở Trung Bộ

Thời sự

25-10-2024 - Lượt xem: 140

Hội thảo hoàn thiện pháp luật kinh tế Việt Nam trong xu thế phát triển kinh tế

Chính sách mới

23-10-2024 - Lượt xem: 815

Điện mặt trời mái nhà có nhiều thay đổi lớn từ năm 2024

The Gioi Chuyen Dong
Nông nghiệp sinh thái
HOA LÚA
VÌ NGƯỜI TIÊU DÙNG
phim việt thời vang bóng
Nhịp sống ngày mới