clock
Đang Tải...

Giới thiệu sách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Bình - Nhà lý luận Chính trị bản lĩnh và trí tuệ 

06-09-2023
Lượt xem: 473

HGTV – Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Bình (1927-2019) nhà tư tưởng, lý luận xuất sắc của Đảng. 20 năm trên cương vị Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư chỉ đạo, chủ trì nhiều chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước về khoa học chính trị gắn với tổng kết thực tiễn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác xây dựng Đảng…. Phản ánh toàn diện cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và những đóng góp to lớn của Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Bình đối với Đảng, cách mạng Việt Nam. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh uỷ Hà Tỉnh ra mắt cuốn sách: Giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Bình – Nhà lý luận chính trị bản lĩnh và trí tuệ.

Giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Bình

Chuyên mục giới thiệu sách Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tìm hiểu về những đóng góp to lớn của cố Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Bình trong quá trình hoạt động cách mạng.

Cuốn sách gồm bốn phần:

Phần thứ 1:Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Bình – người thầy, nhà lý luận chính trị đức độ, uyên bác và kiên định.

Phần thứ 2: Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Bình với sự nghiệp đào tạo lý luận chính trị (Những bài viết của Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Bình về công tác đào tạo lý luận chính trị).

Phần thứ 3: Một số tác phẩm tiêu biểu của Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Bình.

Phần thứ 4: Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Bình nặng lòng với quê hương.

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Bình – Người Thầy, Nhà lý luận Chính trị đức độ, uy bác và kiên định

Mở đầu phần thứ I,  bài viết Đồng chí Nguyễn Đức Bình – Nhà lý luận kiên định và sáng tạo của Đảng ta thời kỳ đổi mới, do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chấp bút. Khi ấy, ông là Uỷ viên Bộ Chính Trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tuyên giáo Trung Ương.

Trong bài viết có đoạn “Ðối với đồng chí Nguyễn Ðức Bình, lý luận không có khái niệm “lý luận chung chung”; không giáo điều, sao chép lý luận của nước khác, không chấp nhận những quan điểm chính trị mang tính “cơ hội”, “cách mạng đầu lưỡi”, lý luận cách mạng chỉ thật sự có ý nghĩa khi có giá trị vận dụng vào thực tiễn cách mạng”

Điều này được làm rõ khi Ðảng xây dựng văn kiện cho Ðại hội X, cần phải đặt ra và giải quyết những vấn đề mới về lý luận như: Vấn đề đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân; vấn đề “bóc lột” của giới chủ đối với lao động làm thuê trong điều kiện và tình hình mới. Theo Giáo sư Nguyễn Ðức Bình: “Là vấn đề nhận thức, phải giải quyết bằng nhận thức, bằng trao đổi, thảo luận, tranh luận thẳng thắn trên tinh thần đồng chí”.

Theo tinh thần lý luận phải tiếp cận chân lý, Ðảng mở các diễn đàn trao đổi về những vấn đề lý luận mới, những vấn đề chưa có trong tiền lệ về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Vấn đề xây dựng nền văn hóa, đạo đức, con người mới trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa,… Không ít vấn đề lý luận khó, phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, thông qua thảo luận dân chủ, trao đổi thẳng thắn mà chân lý ngày càng sáng rõ hơn, là cơ sở đi đến thống nhất nhận thức trong Ðảng, đồng thuận trong xã hội.

giáo sư Nguyễn Đức Bình

Chân dung cố Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Bình 

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Bình với sự nghiệp đào tạo lý luận chính trị 

Phần II của quyển sách giới thiệu về những cống hiến của Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Bình với sự nghiệp đào tạo lý luận chính trị.

Đại hội lần thứ IV của Đảng đề ra cho công tác giáo dục lý luận chính trị cần nâng cao về chất lượng và hiệu quả. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương trước Đại hội viết: “Tăng cường giáo dục lý luận Mác – Lênin, đường lối chính sách của Đảng, đi đôi với việc nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ, Đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng hiện nay trong công tác tư tưởng

Thực hiện Nghị quyết Đại hội IV, Giáo sư cùng tập thể giảng viên trường Phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục lý luận. Giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Bình chỉ rõ 4 quan điểm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo công tác lý luận:

Quán triệt hơn nữa phương châm lý luận liên hệ với thực tiễn trong tất cả các khâu giảng dạy và học tập.

Nắm chủ nghĩa Mác – Lênin, điều quan trọng là nắm phương pháp lý luận Mác – Lênin.

Phát huy khả năng sáng tạo độc lập, khoa học và sáng tạo của học viên.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học là một điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng giảng dạy.

Những quan điểm của Giáo sư có giá trị gợi mở, định hướng lâu dài cho công tác tư tưởng, lý luận của Ðảng, góp phần to lớn vào công tác đào tạo, bồi dưỡng nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị của đất nước. Các thế hệ cán bộ đó giữ những trọng trách quan trọng trong hệ thống chính trị, kế tục truyền thống vẻ vang của Đảng và của dân tộc, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam hướng tới thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

giáo sư Nguyễn Đức Bình

Phó Giáo sư, tiến sĩ Lâm Quốc Tuấn – Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chính Minh chia sẻ: “Năm 2020 tôi chính thức là học trò gần gũi của Giáo sư Nguyễn Đức Bình khi làm luận án khoa học về Văn hoá Chính trị, được sự hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư. Nói về Giáo sư thì ông là một người gần gũi, dung dị nhưng rất nghiêm cẩn, nghiêm khắc và tự đòi hỏi rất cao. Luận án của tôi thì đã thành công, sách thì đã in, bản rất đẹp và phổ biến rộng rãi. Nhưng đối với tôi, vẻ đẹp lớn nhất là vẻ đẹp của bản thảo, nơi đó in đậm dấu ấn của một người Thầy, một nhà giáo mẫu mực, không bao giờ phai trong trí nhớ của tôi”.

Tháng 6-1986, Trường Ðảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc đổi tên thành Học viện Nguyễn Ái Quốc, sau đó đổi thành Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với hai chức năng cơ bản là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học lý luận. Theo Giáo sư Nguyễn Ðức Bình thì: “Mặc dù mang tên Học viện, nhưng thực chất vẫn là Trường Ðảng, phải mang văn hóa Trường Ðảng, phong cách Trường Ðảng, phải xứng đáng với Trường Ðảng được vinh dự mang tên Bác.”

giới thiệu sách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng –  Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: “Giáo sư Nguyễn Đức Bình một nhà giáo, một nhà nghiên cứu khoa học. Ông đã gần như dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Ông phụ trách công tác lý luận của Đảng cho nên Giáo sư cùng với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương dầy công trong việc nghiên cứu, xây dựng cương lĩnh, nghiên cứu chủ trương, chính sách pháp luật. Nhất là cương lĩnh “Xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội năm 1991. Những tư tưởng cương lĩnh đó tiếp tục là ngọn cờ lý luận dẫn dắt sự nghiệp của chúng ta, xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội Việt Nam của Việt Nam, do con người Việt Nam thực hiện. Một sự nghiệp hết sức vẻ vang.”

Dù công tác ở lĩnh vực nào, với bất cứ cương vị nào, Giáo sư vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ do Ðảng phân công, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Ðảng, tận tụy với công việc, vừa giữ tính nguyên tắc trong công việc vừa có tình thân ái với bạn bè, đồng nghiệp.

Phần III quyển sách, tập hợp 10 tác phẩm tiêu biểu trong quyển “Về cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay”, xuất bản năm 2016 của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Bình. Đây là Tác phẩm được Chủ tịch nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ vào cuối năm ngoái.

Giáo sư Nguyễn Đức Bình

Giáo sư, tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội: “Đây là một tác phẩm lý luận, nghiên cứu nhưng nó không phải là những lý luận cơ bản, mà nó đậm chất thực tiễn. Ở trong đó chúng ta thấy rất nhiều, những phần viết, những nội dung phản ánh tổng kết thực tiễn. Do đó, tính thuyết phục nằm ở chỗ nó gắn chặt với thực tiễn, nó phản ánh hơi thở của cuộc sống. Trong những bài viết công trình của Giáo sư Nguyễn Đức Bình thì đều đề cập tới tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự phát triển lý luận cách mạng Việt Nam, việc nắm vững tư tưởng này đã tạo tư tính thuyết phục trong từng tác phẩm.”

Những đóng góp của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Bình góp phần thế hệ cán bộ liên tục phấn đấu rèn luyện về đạo đức cách mạng, truyền thống yêu nước, tinh thần nỗ lực nghiên cứu công hiến. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy tinh thần nêu gương của cán bộ, Đảng viên, nhất là người đứng đầu./.

Quý khán giả xem giới thiệu cuốn sách Giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Bình – Nhà lý luận chính trị bản lĩnh và trí tuệ tại đây.

TIN LIÊN QUAN

Gương sáng học đường

13-11-2024 - Lượt xem: 47

Hậu Giang có một giáo viên được tuyên dương chương trình “chia sẻ cùng thầy cô”

Gương sáng học đường

13-11-2024 - Lượt xem: 61

Hậu Giang có 2 giáo viên đạt giải thưởng “nhà giáo trẻ tiêu biểu” toàn quốc

Thời sự

13-11-2024 - Lượt xem: 146

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”

Sức khỏe cộng đồng

13-11-2024 - Lượt xem: 109

Hậu Giang phẫu thuật nội soi thành công u xơ tử cung

The Gioi Chuyen Dong
Nông nghiệp sinh thái
HOA LÚA
VÌ NGƯỜI TIÊU DÙNG
phim việt thời vang bóng
Nhịp sống ngày mới