clock
Đang Tải...

Tin tức Hậu Giang

Hậu Giang triển khai kế hoạch thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

14-03-2024
Lượt xem: 533

HGTV – Ngày 13/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các đơn vị liên quan dự Hội nghị tổng kết mô hình trồng lúa thông minh và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lương cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL tại tỉnh Hậu Giang.

Quang cảnh hội thảo

Thống kê của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, thành viên ban cố vấn chương trình canh tác lúa thông minh, từ năm 2015 tới nay, mô hình canh tác lúa thông minh thực hiện tại nhiều tỉnh, thành khu vực ĐBSCL giúp tăng năng suất bình quân 0,4 tấn/hecta. Nông dân tăng lợi nhuận khoảng 5,7 triệu đồng/ hecta.

Theo số liệu đo đạc của Viện lúa ĐBSCL tại 8 điểm thực nghiệm ở các tỉnh, thành trong khu vực ở vụ Đông Xuân này, mô hình canh tác lúa thông minh giúp giảm 25% lượng khí nhà kính phát thải so với truyền thống nhờ phương pháp ngập khô xen kẽ. Phân bón thông minh giúp cố định và chuyển hóa khí Methan thành các loại khí khác có độ phát thải thấp hơn.

canh-tac-lua-thong-minhRơm rạ trên đồng là nguồn dưỡng chất rất tốt để bồi đấp lại cho ruộng lúa, tuy nhiên khi canh tác liên tục, đất không có thời gian nghỉ đủ dài kết hợp với ngập nước thì việc vùi rơm rạ vào đấy có thể gây ra ngộ độc hữu cơ, giảm pH đất. Đầu Trâu Bio-Canxi với thành phần gồm nhiều loại vi sinh có lợi, trong đó có các dòng baccilus phân hủy rơm rạ, cũng như Canxi sẽ giúp rơm rạ phân huỷ nhanh và cải thiện pH đất lúa đầu vụ rất hiệu quả. Nên bón Đầu Trâu Bio-canxi sớm với liều lượng khoảng 150kg/ha, kết hợp cài xới vùi vào trong đất.

GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Trưởng ban cố vấn chương trình canh tác lúa thông minh, Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền chia sẻ nguyên nhân gây ngộ độc hữu cơ và phát thải khí nhà kính là do rơm rạ khi vùi vô tầng khử bên dưới, xuyên qua 2 tầng O2 thì thành axit hữu cơ rồi chuyển qua Metan đi lên không khí. Chương trình canh tác lúa thông minh có tiến trình rất là hay là khí Metan hình thành khi đi qua tầng oxi hóa thì bị vi sinh vật oxi hóa metan chuyển thành CO2, lợi hơn là CH4.

Theo số liệu nghiên cứu của công ty Bayer Việt Nam, nhiệt độ phát thải của khí Metan cao hơn khoảng 28 lần so với khí CO2.

Bên cạnh đó mô hình canh tác lúa thông minh, tưới ngập khô xen kẻ sẽ tiết kiệm được hơn 120 mét khối nước/ công ruộng, giảm gần phân nửa so với truyền thống. Phù hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu thất thường và tăng giá trị của ngành hàng lúa gạo.

Thực hiện “Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050” tỉnh Hậu Giang triển khai kế hoạch nhằm xây dựng vùng chuyên canh mang tính đột phá. Tổ chức lại sản xuất, nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo, bảo đảm phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt. Đóng góp vào tăng trưởng xanh và góp phần thực hiện các cam kết của Chính phủ tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26, hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính bằng “0” vào năm 2050.

Thông qua công tác tuyên truyền và triển khai nhiều chương trình, đề án, dự án đã giúp nông dân thay đổi đáng kể, từ tư duy đến tập quán canh tác: Tỷ lệ gieo sạ giống xác nhận và lúa chất lượng cao đạt trên 90%; ứng dụng các quy trình canh tác tiên tiến như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, quản lý dịch bệnh tổng hợp, IPM, MRL, canh tác lúa bền vững theo tiêu chuẩn SRP,…; đặc biệt nhiều nông dân, hợp tác xã đã biết ứng dụng cơ giới hóa và các công nghệ thông minh trong sản xuất lúa, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Giá thành sản xuất lúa của nông dân Hậu Giang thuộc nhóm các tỉnh có giá thành sản xuất lúa thấp nhất vùng ĐBSCL” – Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang cho biết.

Theo kế hoạch từ đây tới năm sau tỉnh tập trung thực hiện đề án tại 06 huyện, thị xã, thành phố trọng điểm trồng lúa gồm: Thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ và các huyện Vị Thủy, Châu Thành A, Long Mỹ, Phụng Hiệp. Mục tiêu giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 10%; 70% lượng rơm trong vùng chuyên canh được thu gom khỏi đồng ruộng và chế biến, tái sử dụng. Giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống. Lợi nhuận của người trồng lúa đạt trên 40%./.

TIN LIÊN QUAN

Tin tức Hậu Giang

07-01-2025 - Lượt xem: 1293

Bộ Công an đề xuất xây dựng công an 3 cấp, không tổ chức công an cấp huyện

Tin tức Hậu Giang

06-01-2025 - Lượt xem: 44

Xử lý nghiêm phương tiện chở quá tải trên đường thủy

Tin tức Hậu Giang

06-01-2025 - Lượt xem: 48

Đảm bảo an toàn PCCC tại các chợ và trung tâm thương mại dịp Tết

Tin tức Hậu Giang

06-01-2025 - Lượt xem: 42

83 tác phẩm báo chí được vinh danh tại Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ ba

The Gioi Chuyen Dong
Nông nghiệp sinh thái
HOA LÚA
VÌ NGƯỜI TIÊU DÙNG
phim việt thời vang bóng
Nhịp sống ngày mới