clock
Đang Tải...

Tin tức Hậu Giang

Hôm nay (6/5), Quốc hội thảo luận về một số nội dung của dự thảo Luật Nhà giáo

06-05-2025
Lượt xem: 51

HGTV – Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 6/5 Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo. 

Toàn cảnh Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. 

Trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tiếp đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Sau đó, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo. Cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trong phiên họp buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở Tổ về: Dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Trong phiên họp chiều qua (5/5), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các nội dung sau: Đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Tại phiên thảo luận có 4 đại biểu Quốc hội phát biểu; trong đó, đa số ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 nhằm tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Các ý kiến đại biểu cũng tán thành với phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này chỉ tập trung vào một số điều quy định về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó tập trung vào tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, việc phân định đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương; nhất trí hình thức văn bản để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này là Nghị quyết của Quốc hội (tương tự như đã thực hiện tại các lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1988, 1989 và 2001).

Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung thảo luận về: mục đích, yêu cầu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; định hướng nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013; công tác tổ chức thực hiện; kỹ thuật lập hiến; việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Kết thúc thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Sau đó, Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết trên bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: Đối với Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đã có 452 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94,56% tổng số ĐBQH), có 452 đại biểu tán thành (bằng 94,56% tổng số ĐBQH), bằng 100% tổng số ĐBQH có mặt tại hội trường.

Đối với Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đã có 446 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,31% tổng số ĐBQH), có 446 đại biểu tán thành (bằng 93,31% tổng số ĐBQH), bằng 100%  tổng số ĐBQH có mặt tại hội trường.

Theo TTXVN

TIN LIÊN QUAN

Tin tức Hậu Giang

11-05-2025 - Lượt xem: 24

Tránh tư tưởng cục bộ địa phương trong giới thiệu nhân sự sau sắp xếp

Tin tức Hậu Giang

11-05-2025 - Lượt xem: 351

Thống nhất miễn học phí học sinh cả nước, cấp trực tiếp cho học sinh tư thục

Chính sách mới

10-05-2025 - Lượt xem: 30

Giá điện tăng hơn 100 đồng một KWH

Dự báo thời tiết

10-05-2025 - Lượt xem: 360

Hậu Giang: cảnh báo mưa dông, sét và nguy cơ sạt lở từ 10-13/5

The Gioi Chuyen Dong
Nông nghiệp sinh thái
HOA LÚA
VÌ NGƯỜI TIÊU DÙNG
phim việt thời vang bóng
Nhịp sống ngày mới