clock
Đang Tải...

Nông nghiệp bền vững

Lịch xuống giống vụ lúa Đông Xuân 2023

11-10-2023
Lượt xem: 889

HGTV – Tỉnh Hậu Giang thông báo lịch xuống giống vụ lúa Đông Xuân 2023 – 2024, căn cứ vào tình hình thời tiết, thủy văn và dự báo xâm nhập mặn vào mùa khô.

lịch xuống giống Đông Xuân 2023Vụ lúa Đông xuân 2023 – 2024, Hậu Giang phấn đấu xuống giống đạt diện tích 74.200 ha

Lịch xuống giống chia ra làm 3 đợt

Đợt 1: Từ ngày 21 – 27 tháng 11 (tức ngày 09 – 15 tháng 10 âm lịch) đối với các khu vực có đê bao khép kín và hệ thống bơm thoát nước hoàn chỉnh, tránh ảnh hưởng của triều cường và các vùng có nguy cơ mặn xâm nhập.  Nếu mùa mưa kết thúc sớm thì bố trí lịch xuống giống từ ngày 23 – 29 tháng 10 (tức ngày 09 – 15/9 âm lịch).

Đợt 2: Từ ngày 19- 25 tháng 11 (tức ngày 07 – 13 tháng 11 âm lịch) đối với trà lúa Đông Xuân chính vụ trên địa bàn tỉnh.

Đợt 3: Từ ngày 17 đến ngày  23 tháng 1 năm sau (tức ngày 07 – 13 tháng 12 âm lịch) đối với vùng trũng thấp, nước rút chậm hàng năm gieo sạ trễ.

lịch xuống giống Đồng Xuân 2023Tùy theo tình hình rầy nâu di trú và thời tiết, thủy văn, các huyện, thị xã, thành phố điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Một số biện pháp canh tác cần thực hiện

– Vận động nông dân trục vùi rơm rạ, vệ sinh đồng ruộng sớm ngay khi thu hoạch lúa Thu Đông để hạn chế ốc bươu vàng đẻ trứng, nguồn sâu hại lây lan và ngộ độc hữu cơ cho lúa Đông Xuân.
– Sử dụng lúa giống cấp xác nhận sạ hàng, sạ thưa với lượng giống dưới 100 kg/ha hoặc cấy. Có thể sử dụng một số giống lúa như RVT, OM 18, OM 5451, ST 24, ST 25, Jasmin 85, OM 4900, Đài thơm 8,… xuống giống tập trung, đồng loạt trên từng cánh đồng theo lịch “né rầy” để hạn chế bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá gây thiệt hại.
– Cần bón vôi (500-1.000 kg/ha) ngay đầu vụ, tăng cường sử dụng phân hữu cơ và các loại phân bón có chứa hàm lượng canxi, silic để giúp lúa tăng sức chống chịu với sâu, bệnh và hạn chế đổ ngã.
– Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy trình canh tác tiên tiến như “3 Giảm 3 Tăng”, “1 Phải 5 Giảm”, SRP, ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng chế phẩm nấm xanh để phòng trừ rầy nâu,…
– Hạn chế phun thuốc trừ sâu đối với trà lúa dưới 40 ngày sau sạ để bảo tồn thiên địch, tránh dịch hại bộc phát ở giai đoạn sau. Hiện nay, tình hình thời tiết, thủy văn và rầy nâu, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá còn diễn biến rất phức tạp; khuyến cáo nông dân trên địa bàn tỉnh tuân thủ lịch xuống giống của địa phương, không được nóng vội xuống giống vụ Đông Xuân do khả năng rầy nâu mang mầm bệnh từ các tỉnh lân cận di trú đến ruộng lúa với mật số cao vào thời điểm đầu vụ./.

TIN LIÊN QUAN

Chính sách mới

10-05-2025 - Lượt xem: 24

Giá điện tăng hơn 100 đồng một KWH

Dự báo thời tiết

10-05-2025 - Lượt xem: 335

Hậu Giang: cảnh báo mưa dông, sét và nguy cơ sạt lở từ 10-13/5

Nghị quyết 18

10-05-2025 - Lượt xem: 439

Bộ Nội vụ trình Chính phủ đề án sáp nhập tỉnh năm 2025

Tin tức Hậu Giang

09-05-2025 - Lượt xem: 42

Hậu Giang – Những tấm gương lặng thầm

The Gioi Chuyen Dong
Nông nghiệp sinh thái
HOA LÚA
VÌ NGƯỜI TIÊU DÙNG
phim việt thời vang bóng
Nhịp sống ngày mới