clock
Đang Tải...

Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Hậu Giang 2023

Ngân hàng lưu trữ lúa giống lớn nhất miền Tây

11-12-2023
Lượt xem: 229

HGTV – Ở Đồng bằng sông Cửu Long, có một nơi mà hơn 50 năm nay chuyên sưu tầm, nghiên cứu, những giống lúa quý hiếm giữ được nguồn gen quý lai tạo và nâng cấp hạt giống. Đến đây, ai cũng có thể ngắm nhìn đặc sản quê mình được thể hiện trên bản đồ lúa gạo Việt Nam.

Bản đồ lúa gạo Việt Nam được làm từ 63 giống lúa đặc sản của 63 tỉnh, thành phố

Bản đồ lúa gạo Việt Nam đặt ngay vị trí trang trọng của Trường Nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Đây là ý tưởng của tập thể trường với mong muốn tạo ấn tượng trong công tác lưu trữ.

Định vị trên bản đồ này, tỉnh Hậu Giang được biết đến với giống lúa Trâu Tròn. Đây là giống lúa mùa có tuổi đời hơn 50 năm có đặc tính kháng sâu bệnh, được lưu giữ nguồn gen quý để lai tạo.

Khu bảo tồn các giống lúa 

Tiến sĩ Huỳnh Kỳ – Phó trưởng Khoa Di truyền và chọn giống cây trồng, Trường Nông Nghiệp, Trường ĐHCT cho biết, việc lưu trữ nguồn gen này là công tác bảo tồn rất quan trọng trong việc lai tạo, duy trì giống lúa mới. Nguồn gen được thu thập trước năm 1975 cho đến hôm nay. Ở đây có 3 nguồn gen chính: lúa mùa, lúa lai tạo và lúa rẫy.

Hiện trường Đại học Nông nghiệp có 3 khu vực bảo tồn hơn 3 ngàn giống, chia thành 3 giai đoạn, gồm ngắn hạn, trung hạn, dài hạn tương ứng với 3 mốc thời gian 1 năm, 5 năm và 10 năm.

Giống lúa sau khi chọn lọc sẽ đóng gói khoảng 100 gram 

Bảo tồn trong nhiệt độ -50C, ẩm độ 10%.

Từ trong kho lạnh, nếu muốn sử dụng hạt giống phải rã đông chuyển sang phòng lạnh ngắn hạn có nhiệt độ 200C trong 1 ngày. Sau đó tiếp tục để hạt giống trong nhiệt độ bình thường, cho đến khi hạt giống ổn định sử dụng.

Định kỳ 5 năm sau khi đông lạnh, các túi giống kiểm tra tỉ lệ sinh tồn đạt trên 80% thì tiếp tục đông lạnh, dưới 80% thì phải trẻ hóa. Có nghĩa là gieo sạ để duy trì sức sống cho giống lúa.

Các giống lúa đang được lưu trữ, bảo tồn tại trường Trường Nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ

Trong số hơn 3.000 mẫu giống lúa. Đồng bằng sông cửu long có khoảng 2.000, có những giống quý hiếm được sưu tầm từ những năm đầu thập niên 70, như Nàng thơm chợ Đào, Nếp than, Bông Dừa…

Nơi đây còn trưng bày những bộ giống lúa rẫy được sưu tầm từ các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, duyên hải miền Trung lúa cao sản và những dòng lúa khác do Trường đại học Cần Thơ tự lai tạo.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Văn Vàng – Hiệu trưởng Trường Nông nghiệp, Trường ĐHCT cho biết: “Trường Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ có hợp tác với một số nơi đặc biệt trong dự án nâng cấp ĐHCT. Chúng tôi có phối hợp với đại học Hokkaido của Nhật Bản để nghiên cứu về bộ gen của các giống lúa trong kho. Chúng tôi có hai định hướng, hướng thứ nhất là các giống lúa chịu mặn, thứ hai là chịu được khô hạn. Hiện chúng tôi có thêm hợp tác với Nhật để giống lúa chịu được nóng.”

Festival ngành hàng lúa gạo Việt Nam tỉnh Hậu Giang, du khách được tìm hiểu sâu hơn về bản đồ lúa gạo Việt Nam của Trường Đại học Cần Thơ. Tại đây, các chuyên gia, nhà khoa học tìm hiểu về công tác lưu giữ, bảo tồn ngân hàng giống phục vụ nghiên cứu, phát triển các giống lúa mới./.

Xem thêm:

TIN LIÊN QUAN

Cộng đồng

26-07-2024 - Lượt xem: 2361

3 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe từ 1/1/2025

Chính sách mới

26-07-2024 - Lượt xem: 1339

8 trường hợp được miễn giảm thuế phí khi sang tên Sổ Đỏ

Cộng đồng

25-07-2024 - Lượt xem: 821

Từ 1/2025, 4 trường hợp xe máy được "Chở 3" không bị phạt.

Thời sự

25-07-2024 - Lượt xem: 177

Người dân sẽ được vào viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h00 chiều 25/7

The Gioi Chuyen Dong
Nông nghiệp sinh thái
HOA LÚA
VÌ NGƯỜI TIÊU DÙNG
phim việt thời vang bóng
Nhịp sống ngày mới