clock
Đang Tải...

Cộng đồng

Thổi hồn cho nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ

05-12-2024
Lượt xem: 118

HGTV –  Hơn 10 năm được UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, nghệ thuật Đờn ca tài tử ngày càng khẳng định giá trị và tầm ảnh hưởng trong đời sống, nổi bật nét đặc trưng, độc đáo của người và đất phương Nam. Sáng 5/12, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Hội thảo Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Dự có Lãnh đạo Sở Văn hoá Thể thao và Du Lịch tỉnh, các Nghệ sĩ, Nghệ nhân, Chuyên gia, Nhà nghiên cứu Văn hoá và Đờn ca tài tử Nam Bộ…

Hậu Giang là một trong 21 địa phương lưu giữ nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam bộ. Thực hiện chương trình hành động Quốc gia bảo vệ nghệ thuật Đờn Ca tài tử Nam bộ, Tỉnh 2 lần xây dựng và ban hành Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Nghệ thuật Đờn ca Tài tử giai đoạn 2015 – 2020 và 2023 – 2025.

Qua quá trình thực hiện Đề án dần đi vào cuộc sống và chuyển biến tích cực về số lượng các Câu Lạc bộ, đội nhóm và số lượng người tham gia ngày càng cao. Chất lượng các buổi sinh hoạt ngày càng đa dạng. Toàn Tỉnh hiện có gần 100 câu lạc bộ Đờn ca tài tử, hàng năm Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tham mưu và tổ chức các kỳ Liên hoan Đờn ca Tài tử cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc nhằm gìn giữ và tôn vinh, phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống.

Tuy nhiên, việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nghệ thuật Đờn ca tài tử trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn với nhiều nguyên nhân. Khó khăn lớn nhất là thiếu đội ngũ kế thừa, hoạt động bảo tồn và kinh phí hỗ trợ trong cộng đồng còn hạn hẹp, sự phát triển của các loại hình nghệ thuật đương đại phần nào chi phối nhu cầu thưởng thức của người nghe…

đờn-ca-tai-tu-nam-Bo-Hau-GiangNhà Nghiên cứu văn hoá,  Soạn giả Nhâm Hùng chia sẻ tại Toạ đàm

Nhìn nhận thực tế, tại Hội thảo các đại biểu đưa ra những giải pháp bảo tồn giá trị gốc và thổi hồn cho Nghệ thuật Đờn ca Tài tử  phải có chất sống mới, vừa mang tính bảo tồn và gắn kết không gian du lịch sông nước, trở thành sản phẩm du lịch bán được. Tính cấp bách hiện giờ là đưa bộ môn Đờn ca tài tử vào giảng dạy trong các trường học, từ những bước cơ bản đến nâng cao, từng bước hình thành đội ngũ kế thừa chất lượng.

Đối với công tác tiếp sức cho Đờn ca tài tử phát triển, Ông Nguyễn Văn Bảy – Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết: Sở đã xây dựng chính sách đặc thù thu hút đối với các văn nghệ sĩ và sắp tới sẽ trình UBND tỉnh xem xét. Ngành tiếp tục tham mưu và chỉ đạo các địa phương hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ các Câu lạc bộ Đờn ca Tài tử trong cộng đồng hoạt động hiệu quả thời gian tới.

Thực hiện: Thu Thảo

TIN LIÊN QUAN

Cộng đồng

24-07-2024 - Lượt xem: 387

"Giúp đời đừng để trả ơn..."

07-05-2024 - Lượt xem: 423

Chàng trai giữ hồn điệu múa Rô-băm của đồng bào Khmer

Giới thiệu sách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

21-11-2023 - Lượt xem: 625

Giới thiệu sách "Vùng đất Nam bộ"

The Gioi Chuyen Dong
Nông nghiệp sinh thái
HOA LÚA
VÌ NGƯỜI TIÊU DÙNG
phim việt thời vang bóng
Nhịp sống ngày mới