clock
Đang Tải...

Nông nghiệp

Xuất khẩu gạo nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

07-08-2023
Lượt xem: 97

HGTV – Theo ước tính của Liên Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu hơn 4,8 triệu tấn gạo, trị giá gần 2,6 tỷ USD, tăng khoảng 18% về lượng và tăng gần 30% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.Trong bối cảnh nhiều quốc gia cấm xuất khẩu gạo, đẩy giá mặt hàng này tăng nhanh, ngành chức năng, doanh nghiệp trong nước có sự cân nhắc, nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Vụ Thu đông này, dự kiến toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long xuống giống hơn 700.000ha, tăng 50 ngàn ha so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng lúa ước tính cả năm hơn 43 triệu tấn. Với sản lượng này, Bộ Công thương ước tính, xuất khẩu gạo năm nay từ 7,5 đến 8 triệu tấn.

Bà con đang cấy vụ lúa Đông Xuân

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp

Tại Hội nghị Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo 2023 do Bộ Công thương tổ chức tại thành phố Cần Thơ mới đây, nhà quản lý, doanh nghiệp cho rằng, trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới cấm xuất khẩu gạo, việc điều hành cân đối giữa xuất khẩu và dự trữ là rất quan trọng. Qua đây, doanh nghiệp nắm bắt thời cơ về giá, nhưng phải đảm bảo ổn định nguồn cung trong nước, giữ uy tín, thương hiệu gạo Việt

gạo

Để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 24 về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

gạo

Khẩn trương triển khai xây dựng, thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030“.

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật; theo dõi sát tình hình thị trường, thương mại gạo thế giới để chủ động điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo, bảo đảm phù hợp, hiệu quả.

Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó cần quy định chặt chẽ, cụ thể, khả thi về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, chất lượng lúa, gạo hàng hóa xuất khẩu, các thương nhân phải liên kết với người trồng lúa trong việc xây dựng vùng nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ lúa, gạo….

Hướng dẫn, hỗ trợ các thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, khả năng đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu và xử lý có hiệu quả tranh chấp thương mại quốc tế, nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Chính phủ giao, chủ động, kịp thờichỉ đạo thực hiện các biện pháp bình ổn giá, hỗ trợ người sản xuất lúa, xuất khẩu gạo và các thương nhân theo quy định của pháp luật. Cân đối việc dự trữ gạo phù hợp, hiệu quả, dứt khoát không được để người dân thiếu lương thực, thiếu gạo khi giáp hạt, thiên tai, dịch bệnh.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động chỉ đạo, điều hành tổ chức sản xuất lúa, gạo đảm bảo mục tiêu về năng suất, chất lượng, sản lượng theo kế hoạch. Kịp thời cung cấp thông tin tới các bộ, ngành liên quan về sản lượng gạo hàng hóa tồn đọng và dự kiến năng suất, sản lượng thu hoạch lúa, gạo theo từng chủng loại, mùa vụ sản xuất trên địa bàn để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo.

thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính

Tăng cường theo dõi sát tình hình, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ lúa, gạo trên địa bàn và việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, trục lợi bất chính, đẩy giá lúa gạo lên cao bất hợp lý, gây bất ổn thị trường trong nước, uy tín của thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố kịp thời cập nhật và chuyển tải các thông tin về tình hình cung – cầu lúa, gạo, các quy định, chính sách mới của các thị trường ngoài nước tới các hội viên của Hiệp hội. Kịp thời báo cáo các bộ, ngành liên quan những vấn đề phát sinh và đề xuất biện pháp xử lý, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và hiệu quả trong điều hành xuất khẩu gạo.

Các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện nghiêm việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu, chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của các bộ, ngành liên quan và theo quy định của Chính phủ; chủ động theo dõi tình hình thương mại gạo toàn cầu, trao đổi thông tin cùng Hiệp hội lương thực Việt Nam để kịp thời báo cáo các bộ, ngành liên quan những vấn đề phát sinh và đề xuất biện pháp xử lý. Tìm hiểu kỹ các đối tác trước khi ký hợp đồng, đặc biệt thận trọng trong giao, nhận và thanh toán các lô hàng để tránh bị lừa đảo./.

TIN LIÊN QUAN

Quê tôi Miền Tây

08-01-2025 - Lượt xem: 32

Làng khô Phú Thọ rộn ràng những ngày giáp Tết

Tin tức Hậu Giang

31-12-2024 - Lượt xem: 28

Nông dân làng hoa Xáng Mới kỳ vọng thắng lợi vụ hoa Tết

Nông dân hiện đại

16-09-2024 - Lượt xem: 26

Đảng viên đi trước làng nước theo sau... (kỳ 2)

Nông dân hiện đại

15-09-2024 - Lượt xem: 16

Đảng viên đi trước làng nước theo sau.... ( kỳ 1)

The Gioi Chuyen Dong
Nông nghiệp sinh thái
HOA LÚA
VÌ NGƯỜI TIÊU DÙNG
phim việt thời vang bóng
Nhịp sống ngày mới