clock
Đang Tải...

Linh hồn văn hóa dân tộc Khmer

24-06-2024
Lượt xem: 927

HGTV – Nhạc Ngũ âm là loại hình âm nhạc hòa tấu gắn bó chặt chẽ với các nghi lễ và đời sống sinh hoạt của người Khmer. Là loại hình nhạc cụ không thể thiếu trong các dịp Lễ, Tết hay lễ tang của đồng bào Khmer. Tại Hậu Giang ít gặp loại hình nhạc cụ này và sẽ bị mai một nếu không được bảo tồn, gìn giữ và phát huy.

Nhằm bảo tồn và phát huy loại hình nhạc cụ này, Tỉnh hiện thực hóa Dự án 6 Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cụ thể là Tỉnh đã đầu tư dàn nhạc Ngũ âm cho một số Chùa Khmer trên địa bàn. Qua đây kịp thời đáp ứng nhu cầu phục vụ trong dịp lễ, tết cổ truyền của dân tộc.

Năm 2022 đến nay tỉnh đã dành kinh phí đầu tư 3 bộ dàn nhạc Ngũ âm và tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho một số chùa Khmer trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí hơn 01 tỷ đồng. Từ đó, đồng bào Khmer có thêm điều kiện phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Các em nhỏ đang tập luyện hòa tấu nhạc Ngũ âm

Dàn Ngũ âm có 2 bộ, bộ lớn gồm 9 nhạc cụ và bộ nhỏ gồm 7 nhạc cụ với 5 loại nhạc khí làm từ 5 chất liệu khác nhau tạo nên âm sắc riêng biệt đó là: bộ đồng, bộ sắt, bộ mộc, bộ hơi và bộ da.

Ngũ âm có thể hòa tấu được nhiều thể loại nhạc không riêng về nhạc truyền thống, tân nhạc cũng có thể tấu lên những giọng điệu rất đặc sắc.

Luyện tập nhạc Ngũ âm

Mỗi bộ nhạc cụ sẽ có một, hai hoặc ba loại nhạc cụ tham gia tạo nên biên chế hoàn chỉnh. Cách biên chế và liên kết dàn nhạc Ngũ âm của người Khmer còn mang đậm triết lý âm dương lưỡng hợp và nguyên lý ngũ hành của văn hóa phương Đông: 5 âm sắc được phát ra từ các nhạc cụ gắn với 5 nguyên lý ngũ hành là: đồng – hỏa, sắt – kim, gỗ – mộc, da – thổ, hơi – thủy.

Trước kia, mỗi dịp lễ, hay các nghi thức Tôn giáo trong chùa đều nghe tiếng nhạc Ngũ âm qua các băng, đĩa. Thế nhưng, vài năm gần đây thì suất hiện dàn nhạc Ngũ âm thực ở ngoài được hòa tấu bởi những nhạc công trong địa phương mang không khí rộn ràng đậm nét đặt trưng.

Nhạc Ngũ âm đang phục vụ lễ Katina của đồng bào Khmer

Nhạc Ngũ âm đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt tôn giáo và cộng đồng của người Khmer ở Hậu Giang, gắn bó mật thiết và in dấu sâu đậm trong tâm thức và đời sống sinh hoạt của mỗi người dân Khmer, tạo ra sự kết nối cộng đồng một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng bền chặt; kết nối và neo giữ nhân sinh quan, thế giới quan của mình với những giá trị cội nguồn, gốc rễ và bản sắc tộc người.

Song song việc đầu tư Dàn nhạc ngũ âm, tỉnh đã tranh thủ nguồn lực từ Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030 trao trang phục, nhạc cụ và mở lớp truyền dạy nghệ thuật hát Aday cho đồng bào Khmer.

Bàn giao trang phục và nhạc cụ Aday cho đồng bào Khmer

Nhạc cụ Aday cũng là nhạc cụ truyền thống của đồng bào Khmer. Mọi khi đồng bào Khmer tổ chức lễ Cưới hay nghi thức truyền thống, người ta thường bắt gặp bộ nhạc cụ truyền thống: đờn cò, đờn bán nguyệt, trống và chập chả hòa tấu ăn ý với nhau tạo ra âm thanh đi vào lòng người.

Nhạc cụ truyền thống phục vụ loại hình nghệ thuật hát Aday

Nghệ thuật hát ADay của người dân xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào tháng 4 năm 2022 là niềm vui lớn. Tự hào hơn nữa khi Hậu Giang là tỉnh đầu tiên có được vinh dự này.

Hiện nay loại hình nghệ thuật múa hát Aday đang được đồng bào Khmer gìn giữ và phát huy. Trong các dịp lễ, tết đồng bào Khmer Hậu Giang nói chung, Khmer ở Xà Phiên nói riêng được thưởng thức nghệ thuật truyền thống của dân tộc đã bị mai một nhờ Đảng, Nhà nước phục hồi lại.

Biển diễn múa hát Aday trong ngày hội văn hóa các dân tộc

Sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước về mọi mặt trong đời sống chúng ta. Đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Khi đời sống phát triển thì hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng phát triển theo.  Việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là góp phần vào kho tàng văn hóa Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú hơn.

Thực hiện: Sarase

TIN LIÊN QUAN

Tin tức Hậu Giang

23-04-2025 - Lượt xem: 57

Hậu Giang phẫu thuật thành công u nhầy hiếm gặp 6,5kg

Tin tức Hậu Giang

23-04-2025 - Lượt xem: 1099

Lúa chết cạnh cao tốc: Phó Thủ tướng chỉ đạo bồi thường cho dân

Tin tức Hậu Giang

23-04-2025 - Lượt xem: 133

TP.HCM: Nhiệt độ ngoài trời hơn 50 độ C, không nên làm gì để tránh đột quỵ?

Tin tức Hậu Giang

23-04-2025 - Lượt xem: 170

Dịp 30/4-1/5: Có nơi nghỉ tới 7 ngày, người đi làm nhận lương cao nhất 490%

The Gioi Chuyen Dong
Nông nghiệp sinh thái
HOA LÚA
VÌ NGƯỜI TIÊU DÙNG
phim việt thời vang bóng
Nhịp sống ngày mới